1. Y sĩ trung cấp là gì?
Y sĩ trung cấp là những Y sĩ có được đào tạo và cấp bằng trình độ Trung cấp. Họ là những cá nhân sẽ trực tiếp hỗ trợ bác sĩ trong quá trình khám chữa bệnh và giữ gìn trật tự nề nếp tại cơ sở Y tế làm việc. Đây cũng là hình thức đào tạo có trình độ thấp nhất với Y sĩ ở nước ta.
2. Học Y sĩ đa khoa trung cấp trong bao lâu?
Thời gian học Y sĩ đa khoa trung cấp sẽ dao động từ 12-18 tháng. Sở dĩ con số này có sự chênh lệch lớn như vậy do mỗi đối tượng sẽ có thời gian học khác nhau. Ví dụ với thí sinh mới tốt nghiệp THPT sẽ là 18 tháng, thí sinh đã tốt nghiệp một chương trình nhóm ngành sức khỏe khác sẽ là 1 năm,…
3. Kiến thức Y Dược cơ bản
Là ngành học liên quan đến sức khỏe con người, những kiến thức Y Dược có thể coi là bắt buộc với Y sĩ trung cấp. Đó là các kiến thức về cấu tạo cơ thể con người, hiểu biết giữa các nguyên tắc chẩn đoán cơ bản, các bệnh cơ bản,… Nhờ có những kiến thức này, Y sĩ sẽ có nền tảng để phục vụ công việc hay học cao hơn
4. Các kỹ năng liên quan đến công việc
Y sĩ trung cấp cần trang bị cho bản thân cả những kỹ năng cứng và kỹ năng mềm. Trong đó, kỹ năng cứng là những kỹ năng nhằm thực hiện hoặc xử lý các công việc nhất định. Tiêu biểu có thể kể đến thăm khám, xử trí Y tế, thực hiện một số thủ thuật theo đúng quy định, tổ chức quản lý và giải quyết các vấn đề liên quan,…
Bên cạnh đó, sinh viên cũng sẽ được đào tạo thêm các kỹ năng mềm liên quan trực tiếp đến công việc. Đó là kỹ năng giao tiếp, lắng nghe, làm việc đội nhóm, xử lý giấy tờ,… Những kỹ năng này mang tính tích lũy theo thời gian và là tiền đề quan trọng để đánh giá hiệu quả công việc giữa các Y sĩ với nhau.
5. Về thái độ
Y sĩ phải thể hiện được thái độ nghiêm túc và tận tụy với công việc. Đối với bệnh nhân, họ cần hết lòng phục vụ để cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh tốt nhất. Với đồng nghiệp, thái độ khiêm tốn, chân thành và trung thực là điều bắt buộc. Trong học tập hay nghiên cứu, cầu tiến và ham học hỏi sẽ là điểm cộng rất lớn.
6. Học Y sĩ trung cấp ra làm gì?
Cơ hội việc làm của Y sĩ trung cấp tương đối rộng mở với những cá nhân có quyết tâm và trình độ chuyên môn cao. Trong đó, phổ biến nhất là làm Y sĩ, phụ tá bác sĩ tại các cơ sở Y tế, bệnh viện công và tư nhân, phòng khám,… Một số công việc khác có thể kể đến như nhân viên thực hiện công tác bảo quản thuốc, Điều dưỡng viên,…
7. Học Y sĩ đa khoa Trung cấp có ưu thế và bất lợi gì?
Trước khi lựa chọn và theo đuổi ngành học này, xin mời bạn đọc theo dõi những ưu thế và bất lợi dưới đây. Việc hiểu rõ những yếu tố này cho phép thí sinh đưa ra được quyết định phù hợp nhất với bản thân.
7.1 Ưu thế khi học
Y sĩ trung cấp là lựa chọn phù hợp dành cho các thí sinh có mức điểm đầu vào không cao. Đối tượng theo học cũng rất đa dạng, từ các thí sinh mới tốt nghiệp THPT hay người đã đi làm. Sự linh hoạt trong khâu tuyển sinh này giúp nhiều cá nhân có thể tự tin lựa chọn và theo đuổi ngành Y sĩ.
Bên cạnh đó, Y sĩ cũng vẫn có thể học lên cao hơn sau khi đã kết thúc chương trình. Điều này mở ra nhiều cơ hội cho bản thân, công việc,… với Y sĩ. Giá trị của tấm bằng cũng được công nhận và có thể sử dụng để đi xin việc, đề xuất mức lương,… Cùng với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước cho lĩnh vực Y tế, sinh viên trong ngành có rất nhiều cơ hội học tập, phát triển.
7.2 Bất lợi cần lưu ý
Bất lợi lớn nhất của Y sĩ trình độ này là trình độ chuyên môn so với các cấp bậc đào tạo khác. Ở trình độ trung cấp, kiến thức, kỹ năng,… của Y sĩ sẽ không thể đáp ứng các công tác khám chữa bệnh chuyên môn. Vì vậy, họ thường chỉ được thực hiện các thao tác Y tế cơ bản, hỗ trợ theo yêu cầu,…
Bên cạnh đó, thí sinh cũng cần quan tâm về chứng chỉ hành nghề. Từ 31/12/2026, Y sĩ có trình độ trung cấp sẽ không được cấp chứng chỉ hành nghề. Điều này được quy định tại Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 15/2023/QH15. Chính vì vậy, thí sinh nên ưu tiên lựa chọn các hệ đào tạo cao hơn như Cao đẳng, Đại học,…